Làm thế nào để phân biệt các loại trà một cách chính xác nhất?

Phân biệt các loại trà giúp chúng ta có thêm kiến thức về trà. Từ đó, có thêm các trải nghiệm về thưởng thức mỗi vị trà, tìm được loại trà phù hợp với bản thân mình nhất. 

Trước đây Việt Nam chủ yếu chỉ có trà xanh, nhưng hiện tại, thế giới trà Việt Nam đang dần mở rộng và có thêm nhiều loại trà được nhập khẩu từ các thị trường khác, đặc biệt là Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông,… như trà đen, hồng trà, trà ô long,… Cùng Bàn trà Việt đến với thông tin về phân biệt các loại trà qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Uống trà có tác dụng gì? Uống nhiều trà có tốt không?

Phân biệt các loại trà phổ biến thông qua hình thái

  • Trà xanh: Hình dạng lá dài/dẹt, vo xoắn, dạng viên
  • Hồng trà: lá trà màu nâu đen, lá nguyên vẹn
  • Trà đen: lá trà màu nâu đỏ đậm, dạng lá nguyên (hoặc xay nhuyễn)
  • Trà Ô Long: dạng viên tròn, màu đậm, khi pha nước sôi thì nở ra hình dạng lá nguyên vẹn
  • Trà trắng: lá trà nguyên vẹn, có lớp lông mao màu trắng phủ trên bề mặt
  • Trà Phổ Nhĩ: hình dạng bánh (hình vuông, tròn, chữ nhật) do được hấp và ép

Phân biệt các loại trà thông qua màu nước trà

  • Trà xanh: màu nước xanh, vàng sáng
  • Hồng trà: màu đỏ cam, nâu đỏ
  • Trà đen: màu nâu sáng, đỏ đậm
  • Trà Ô Long: màu vàng sáng, vàng xanh, ít cặn
  • Trà trắng: màu xanh rất nhạt, gần như trong suốt
  • Trà Phổ Nhĩ: màu nâu sáng

Phân biệt các loại trà thông qua hương vị

  • Trà xanh: hương thơm thanh khiết, vị chát nhẹ, hậu ngọt
  • Hồng trà: phảng phất hương hoa quả nhiệt đới, vị chát đậm
  • Trà Ô Long: thơm hương mật ong, trái cây; vị chát nhẹ, ngọt hậu
  • Trà đen: hương thơm nồng nàn mùi khói rang, trái cây chín; vị chát đậm hơn hồng trà, hậu trà ít ngọt hơn so với hồng trà
  • Trà trắng: hương thơm nhẹ, vị thanh, chát nhẹ, hậu ngọt
  • Trà Phổ Nhĩ: hương thơm mang mùi gỗ thông, mộc nhĩ xào; vị chát dịu, hậu ngọt, thanh mát

Phân biệt các loại trà thông qua quy trình chế biến

  • Trà Phổ Nhĩ: ngâm trà thô, ngâm nước lặp lại thành đống, lên men đống, đổ đống, tách, sấy, phân loại, hấp, phơi và làm khô
  • Trà trắng: Hái trà, làm héo, sấy khô ngăn ẩm, phân loại
  • Trà xanh: Xao chè, diệt men, vò và làm tươi, sấy khô sơ bộ, xao lăn tạo hình và làm khô, phân loại, đóng gói thành phẩm
  • Hồng trà: Héo trà, vò trà, lên men (oxy hóa), sấy trà, đóng gói
  • Trà đen: Làm héo, vò, lên men, sấy, sàng chè, đóng thành phẩm
  • Trà Ô Long: Thu hái, làm héo và oxy hóa, xào trà, vò nén và sấy khô, rang trà

Phân biệt các loại trà thông qua nồng độ oxy hóa

  • Trà xanh: gần như bằng 0%
  • Hồng trà: nồng độ oxy hóa 80 – 95%
  • Trà Đen: nồng độ oxy hóa 100%
  • Trà Ô Long: nồng độ oxy hóa 8 – 80%
  • Trà trắng: nồng độ oxy hóa gần như bằng 0%
  • Trà Phổ Nhĩ: gần như bằng 0%

Vậy là chúng ta có thể phân biêt các loại trà phổ biến dựa trên sự kết hợp giữa 5 phương pháp: qua hình thái, qua hương vị, qua màu sắc nước trà, qua quy trình chế biến, qua nồng độ oxy hóa của mỗi loại trà.

Dưới đây, Bàn Trà Việt xin tổng hợp một số thông tin về các loại trà phổ biến tại Việt Nam

Thông tin tổng hợp về các loại trà phổ biến tại Việt Nam

Phân biệt các loại trà: trà trắng

Trà trắng còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác là bạch trà. Đây là loại trà được làm ra từ chồi và lá của cây Camellia Sinensis. Cách để phân biệt các loại trà khác với trà trắng đơn giản nhất chính là trà trắng thường có màu vàng nhạt hoặc trắng. Hương vị của trà thanh, thơm nhẹ. Khi mới uống có cảm giác chát nhẹ. Nhưng khi nuốt sẽ để lại hậu vị ngọt thanh.

Trà Trắng

Trà trắng có vị thanh và hương thơm nhẹ nhàng

 

Trà trắng hoàn toàn không cần trải qua công đoạn hấp hoặc lên men. Trà trắng chỉ được làm héo đơn giản thông qua các phương pháp sấy chậm, quạt khô để hạn chế tối đa tình trạng lá trà bị bay phần lông tơ mỏng trên bề mặt búp hoặc bị giập. Đó là lí do giúp trà trắng giữ được nhiều loại dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. 

Các loại trà trắng được trồng tại các tỉnh thuộc Trung Quốc, bắc Ấn và các nước như Đài Loan, Thái Lan. Có thể kể đến một vài loại trà trắng nổi tiếng, được nhiều người ưa chuộng như: Bạch trà Tây Côn Lĩnh, Bạch trà Shan tuyết, Bạch hào ngân châm trà,…

Xem thêm: Nên dựa vào đâu để nhận biết trà ngon?

Phân biệt các loại trà: trà Xanh

Trà xanh còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác là chè xanh. Đây là lá của cây trà và hoàn toàn không trải qua các công đoạn oxi hóa hoặc làm héo như chế biến trà đen, trà ô long. Dựa vào việc lá trà có trải qua các công đoạn chế biến cũng là cách phân biệt các loại trà rất chính xác.

Xem thêm: Thành phần của trà xanh bao gồm những gì?

Trà Xanh

Trà xanh được xem là loại trà rất phổ biến tại Việt Nam

Trà xanh là loại trà có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên hiện nay, các nước châu Á trong đó có Việt Nam đã có thể trồng cây và sản xuất trà với chất lượng sản phẩm rất tốt.

Trà xanh có nhiều loại, chúng ta có thể phân biệt các loại trà xanh tùy theo điều kiện trồng. Các loại trà xanh sẽ có các phương pháp canh tác khác nhau, đảm bảo phù hợp với thời gian thu hái trà. Trà xanh được chia thành 2 loại chính:

  • Trà xanh thuần: Về hình dạng, các lá trà xanh dẹt hoặc dài, được vo xoắn hoặc ở dạng viên tùy theo phương pháp chế biến, đóng gói. Khi pha với nước sôi, màu nước trà có màu vàng sáng hoặc đậm hơn đến màu vàng cam đậm. Hương vị trà hơi chát, hậu vị ngọt thanh, mùi hương thanh khiết có quyện hương thơm của hoa cỏ tự nhiên.
  • Trà xanh ướp hương: Đây là loại trà có màu xanh đậm và thường là lá trà nguyên vẹn. Không trải qua quá trình oxy hóa mà được kết hợp cùng nhiều loại hoa tươi cho ra mùi thơm hoa tự nhiên, ứng dụng thêm phương pháp sao diệt men nên thời gian bảo quản lâu. Vị trà khi uống đậm nhưng không đắng chát mà thanh khiết, hậu trà cũng tương đối ngọt.

Dựa theo hai đặc điểm này, chắc chắn bạn sẽ phân biệt các loại trà xanh thuần và trà xanh ướp hương rất chính xác. Có thể kể đến một vài loại trà xanh nổi tiếng, được nhiều người ưa chuộng như: Trà xanh ướp lài, Trà xanh ướp hoa sen, Trà sen Tây Hồ, Trà sói, Trà ngâu, Trà bưởi,…

Xem thêm: Phân biệt trà và chè như thế nào? Nên dùng loại nào tốt hơn?

Phân biệt các loại trà: Trà đen

Trà đen còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác là hồng trà, tuy có một chút sự tương đồng về màu sắc và hương vị nhưng vẫn nhiều người đánh đồng chúng với nhau. Hương vị và màu sắc của trà đen sẽ có chút đậm hơn so với hồng trà. Do chúng khác nhau về nồng độ oxy hóa.

Đây là kết quả khi tiến hành quá trình lên men trà xanh. Phản ứng lên men trà xanh cho ra loại nước trà có hương thơm đặc biệt và màu sắc khác biệt với trà xanh.

Trà Đen

Trà đen có hương thơm đặc biệt và màu sắc khác với trà xanh

Trà đen khi pha sẽ cho ra nước có màu đỏ nhạt hoặc đậm tùy theo độ oxy hóa của quá trình ủ men. Trà đen nguyên lá là loại trà có hương vị rất mạnh. Đắng và chát đậm là từ miêu tả chính xác hương vị của trà đen. Vì vậy những người không quen uống trà sẽ không yêu thích vị trà đen so với các loại trà khác.

Trà Đen

Vị trà đen đắng và chát đậm, không phù hợp với những ai không quen uống trà

Chính vì hương vị khá kén người dùng này mà trà đen được kết hợp với sữa đặc, sữa tươi hoặc kem để cho ra các món như trà sữa, trà đen sữa tươi, trà đen kem cheese,… Khi được pha cùng sữa hoặc kem, trà đen sẽ có vị béo, thơm và ngọt, dễ uống hơn trà nguyên chất rất nhiều. Đây cũng là cách phân biệt các loại trà khác với trà đen rất đơn giản.

Có thể kể đến một vài loại trà đen nổi tiếng, được nhiều người ưa chuộng như: Trà đen English Breakfast, Trà đen Earl Grey, Trà đen Darjeeling, Trà đen Assam,…

Xem thêm: Mách bạn cách phân biệt trà xanh và trà đen chi tiết nhất!

Phân biệt các loại trà: Trà Ô long

Trà Ô long là trà truyền thống của Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam thông qua các thương hiệu trà Trung Quốc, Đài Loan. Hiện nay, Việt Nam đã áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và sản xuất được loại trà này.

Trà Ô long

Trà Ô long cũng được sản xuất từ lá cây Camellia Sinensis

 

Trà Ô long được sản xuất từ lá của cây Camellia Sinensis (cùng loại cây sản xuất ra trà xanh và trà đen). Có thể phân biệt các loại trà khác với trà Ô long dựa vào sự khác biệt giữa hương vị, màu sắc đến từ phương pháp chế biến.

Lá Ô long được chế biến theo công nghệ bán oxy hóa. Hiểu đơn giản, khi lá trà Ô long được đưa vào quá trình oxy hóa, nó sẽ được kiểm soát và ngừng lại trước thời điểm oxy hóa hoàn toàn.

Quá trình sản xuất trà Ô long có thể được tóm gọn như sau: Các lá Ô long sau khi thu hoạch xong sẽ bị lắc đến khi cạnh lá xuất hiện các vết bầm gây tổn thương đến tế bào. Từ đó xuất hiện quá trình oxy hóa. Hoạt động này sẽ diễn ra luân phiên đến khi lá đạt được mức oxy hóa mà nhà sản xuất mong muốn. Sau đó lá sẽ được định hình và sấy khô.

Có thể kể đến một vài loại trà Ô long nổi tiếng, được nhiều người ưa chuộng như: Trà Ô long tứ quý, Trà Ô long thiết quan âm, Trà Ô long lài, Trà Ô long Kim Tuyên, Trà Ô Long trắng,… 

Xem ngay: Trong trà có chất gì? Công dụng của trà là gì?

Bàn trà Việt mong rằng qua bài viết này, bạn đã có nhiều thông tin hơn về các loại trà và biết cách phân biệt các loại trà một cách nhanh chóng nhất. Bạn có biết cách nào khác để phân biệt các loại trà không? Bạn có thể bình luận ngay phía bên dưới để chia sẻ với chúng tôi.


Nếu yêu thích văn hóa uống trà hoặc muốn mua sắm các sản phẩm trà đạo, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. Bàn Trà Việt cung cấp các mẫu bộ ấm chén pha trà bằng điện, bếp đun nước pha trà, khay trà đạo,… quý bạn đọc có thể tham khảo trực tiếp các sản phẩm này trên website của chúng tôi

Ngoài ra, trên kênh Youtube Bàn Trà Điện có các video hướng dẫn cách sử dụng bàn trà điện, video về sản phẩm, bạn có thể tham khảo trước khi mua nhé.

07/08/2023 | Bàn trà Việt
Loading...